Phải biết rằng, từ khi kỳ thi đại học được khôi phục vào năm 1977, ba khóa học sinh đầu tiên đều là những người đã lớn tuổi, độ tuổi trung bình khoảng 25. Tỷ lệ đậu đại học thậm chí không đạt nổi 5%.
Lứa học sinh năm 1981 là khóa đầu tiên được học đầy đủ chương trình 3 năm trung học phổ thông sau khi kỳ thi đại học trở lại. Kỳ thi năm nay đặc biệt quan trọng, không chỉ để đánh giá chất lượng giáo dục mà còn là sự so sánh giữa các tỉnh lớn.
“Lớp chúng ta có 63 bạn, trong đó có 13 bạn nằm trong top 100 toàn tỉnh. Đặc biệt là Tống Ngọc Lan đứng nhất huyện, xếp thứ ba toàn tỉnh, chỉ cách người đứng đầu 8 điểm!”
Cả lớp lại một lần nữa bùng nổ, tất cả ánh mắt đều đổ dồn về phía Tống Ngọc Lan ngồi ở cuối lớp.
Mái tóc mái che gần hết khuôn mặt khiến mọi người không nhìn thấy rõ cảm xúc của cô, nhưng điều này càng khiến mọi người nghĩ rằng cô đã có chuẩn bị sẵn.
Cô giáo Vu Cầm gõ nhẹ lên bục giảng, mắt hướng về phía Tống Ngọc Lan: “Tống Ngọc Lan, em theo cô lên văn phòng một lát, các bạn khác truyền tay nhau xem điểm đi.”
Tống Ngọc Lan đứng dậy, theo sau cô giáo Vu Cầm đến văn phòng.
Trong văn phòng, không chỉ có cô giáo Vu Cầm mà tất cả các thầy cô giáo dạy các môn khác cũng có mặt. Mỗi người cầm trên tay một tờ đề thi.
Rõ ràng, đây là bài thi của Tống Ngọc Lan. Hiệu trưởng đã phải nhờ vả sở giáo dục để lấy về bài thi của cô trước tiên.
Cô giáo Vu Cầm hài lòng chỉ vào bài thi trên bàn mình: “Toán làm rất tốt, em đạt điểm tối đa, không cần nhắc gì thêm, tiếp tục giữ vững phong độ!”
Giáo viên dạy ngữ văn nghiến răng chỉ vào hai câu hỏi về bài học thuộc lòng: “Chỗ này không đáng để mất điểm, đây là những câu dễ ăn điểm nhất. Nếu em trả lời đúng thì em sẽ có thêm hai điểm!”
Giáo viên dạy chính trị, sinh học và hóa học cũng tương tự.
Giáo viên dạy tiếng anh vuốt nhẹ mái tóc uốn gợn sóng mới làm, đặt bài thi xuống bàn, ngồi trở lại chỗ của mình với nụ cười hài lòng, nhìn các giáo viên khác đang tận tình giảng giải những lỗi sai của Tống Ngọc Lan.
Khi Tống Ngọc Lan rời khỏi văn phòng thì trời đã chuyển sang buổi trưa, tay cô cầm tập tài liệu ghi chú quan trọng do các thầy cô soạn sẵn. Các bạn trong lớp đã học thuộc những ghi chú này từ lâu, nhưng với cô thì đây là lần đầu tiên cô tiếp cận.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeydtruyen.com/doat-lai-kich-ban-nu-chu-toi-kiem-tien-doi-photra-nam/chuong-129.html.]
Những ngày sau đó, buổi sáng cô liên tục bị các thầy cô gọi riêng lên văn phòng để được “đặc cách” ôn tập.
Mặc dù một số bạn có chút ganh tỵ, nhưng chẳng bao lâu sau tất cả đều hòa vào niềm vui chung. Bởi vì nếu trường của mình có một thủ khoa toàn tỉnh, hoặc thậm chí là thủ khoa toàn quốc thì đó sẽ là niềm tự hào không gì sánh được!
Mỗi tối Tống Ngọc Lan và Khương Nam chỉ học đến đúng 10 giờ, rồi tắt đèn đi ngủ.
Khương Nam thậm chí đã chuyển hẳn qua phòng Tống Ngọc Lan để tiện ôn tập cùng nhau, quyết tâm cùng chiến đấu cho kỳ thi đại học.
Ngày 7 tháng 7 năm 1981, kỳ thi đại học chính thức bắt đầu.
Cô giáo Vu Cầm và giáo viên dạy tiếng anh đều mặc sườn sám đỏ rực, trong khi các thầy giáo môn khác mặc trang phục tôn trung sơn, đứng ở cổng trường tiễn các học sinh vào thi.
Thậm chí bố mẹ của Tống Ngọc Lan, là Tống Đại Cường và bà Lưu Xuân cũng tạm gác công việc đồng áng, đến trước một ngày để cùng động viên con gái đi thi.
Cậu em trai Tống Ngọc Cảnh với đôi bàn tay nhỏ đen đúa nhưng đã đầy đặn hơn trước, nở một nụ cười rạng rỡ: “Chị ơi, em và bà với bố mẹ sẽ chờ chị thi xong nhé!”
Tống Ngọc Lan xoa má em trai, mỉm cười: “Chị biết rồi!”
Khi viết xong bài luận, chỉ còn ba phút nữa là đến giờ nộp bài. Tống Ngọc Lan tranh thủ kiểm tra lại tên và số báo danh, rồi rà soát lại phần câu hỏi về bài học thuộc lòng. Cuối cùng, cô chỉ sửa lại một dấu chấm câu.
Khi nộp bài thi môn ngữ văn, Tống Ngọc Lan mới dám thở phào nhẹ nhõm. Dù kết quả thế nào thì môn ngữ văn đã qua, giờ đây cô sẽ đối mặt với các môn sở trường của mình, khiến cô cảm thấy nhẹ nhõm hơn phần nào.
Vào giờ nghỉ trưa, khi cả nhóm về lại tứ hợp viện thì cô giáo Vu Cầm cũng đi theo cùng.
Cô giáo Vu Cầm vừa đi vừa kể về vài chuyện trong trường mà các giáo viên vừa truyền tai nhau.
“Có một nam sinh sức khỏe yếu, vừa thi được một giờ đã ngất xỉu và phải đưa đi bệnh viện. Chính là cậu bạn mà chúng ta thấy được đưa đi bằng cáng đấy. Nhưng điều quan trọng hơn là trong lúc ngất, cậu ấy vô tình làm rách bài thi của một nữ sinh khác, khiến cô ấy phải thay bài thi mới. Năm nào cũng có sự cố bất ngờ xảy ra như vậy. Hy vọng cô bé đó không bị ảnh hưởng đến tinh thần. Hình như cô bé ấy cùng phòng thi với Ngọc Lan thì phải?”
Tống Ngọc Lan vừa uống nước chè đậu xanh vừa gật đầu: “Vâng, đúng thế ạ.”