Thập niên 50: Nhật ký làm ruộng làm giàu của vợ chồng đại lão - Chương 36: Qua mùa lũ
Cập nhật lúc: 2024-11-06 00:06:52
Lượt xem: 40
Tối đến, khi mọi người đã về phòng ngủ say thì Chu Bắc Sơn lại khóa cửa vào không gian tìm vợ. Tô Mãn biết ý chồng, đã đợi anh từ khi nào. Nghe được câu chuyện của Tô Hành, cô rất bất ngờ:
-Tại sao mẹ của Tô Hành lại biết cái chất lỏng đấy sẽ dụ được heo rừng?
Chuyện này thì Chu Bắc Sơn biết, khi muốn Điền Nhị Tráng giúp mình, bà ta đã kể cho hắn nghe:
-Nghe bảo là từ thời còn chiến tranh, bà ta vô tình thấy quân giải phóng dùng nhựa cây có thể thu hút heo rừng tấn công địch nên nhớ kỹ.
Nhớ kỹ nhưng không dùng vào chuyện chính mà dùng vào đường gian. Tô Mãn cảm thấy bà ta tâm địa cũng không tốt, nhưng người cũng mất rồi nên không tốt nói nhiều. Có điều, cô vẫn không hiểu được:
-Điền Nhị Tráng ly hôn cũng gần mười năm rồi, sao bây giờ hắn ta mới nhớ đến trả thù?
Chu Bắc Sơn cười trên nổi đau của người khác:
-Bởi vì bây giờ hắn ta sống không tốt nha, lúc trước hắn cưới góa phụ cùng thôn về, sau lại phát hiện góá phụ sinh con nhưng cha đứa bé không phải hắn, mà nhà hắn ta lại không làm gì được còn phải ngày ngày cung phụng bà ta.
-Chuyện lũ lụt phía trên đã thôn báo đến các thôn nhưng nhà hắn mãi vẫn không chịu tin, cuối cùng tài sản đều trôi theo dòng nước, góá phụ thấy vậy liền bế đứa bé đi tìm cha ruột, hắn ta không làm gì được vì góá phụ ở cùng thôn, sợ dẫn heo rừng đối phó bà ta thì nhà hắn cũng bị heo rừng theo dõi.
Nói đến đây, Chu Bắc Sơn lại cảm thấy buồn cười:
-Hắn ta nghĩ nguyên nhân xảy ra những chuyện này là vì chúng ta giúp đỡ Chu Nhã li hôn, nếu Chu Nhã không li hôn thì hắn vẫn có vợ con đầy đủ.
Tô Măn trợn tròn mắt, đây là cái logic kiểu gì thế? Thấy vợ đáng yêu như vậy,
Chu Bắc Sơn ghé vào má cô hôn nhẹ một cái, thỏa mãn thở dài:
-Mặc kệ thế nào, Điền Nhị Tráng hai lần dẫn heo rừng đến thôn chúng ta, mặc dù chúng ta không có thương vong nhưng hắn ta phạm tội g.i.ế.c người là chắc chắn, sẽ phải bị tử hình.
Nói xong anh ôm nhẹ vợ vào lòng, sợ cô mềm lòng mà khó chịu. Nhưng Chu Bắc Sơn quá coi thường Tô Mãn, cô đâu phải thánh mẫu mà muốn tha thứ cho kẻ muốn g.i.ế.c hại gia đình mình. Lúc đó nếu không phải có anh, mặc dù cô có thể ngăn lại đàn heo, nhưng khi không sử dụng dị năng sẽ khiến năng lực của cô giảm xuống, người trong thôn chắc chắn sẽ bị thương.
Tô Mãn vòng tay qua ôm lấy eo anh, tựa đầu vào vai anh hỏi:
-Bên anh đã ổn định chưa?
Chu Bắc Sơn một tay vuốt tóc vợ, một tay xoa nhẹ lưng cô, trả lời:
-Tạm thời ổn định rồi, mưa đã nhỏ hơn rất nhiều, chỉ cần tạnh mưa, nước bắt đầu rút là có thể trở về.
So với Tô Mãn, anh mới là người mong được về nhà nhanh nhất. Lần này đi công tác vừa xa mà thời gian vừa dài, mỗi ngày gặp mặt vợ cũng chỉ được một chút, có khi bận rộn hai ba ngày không thấy cũng là bình thường. Anh sắp nhớ cô đến phát điên. Quá dày vò.
Hai vợ chồng được dịp ở không gian ôn tồn một đêm. Hôm nay mấy đứa nhỏ được
Tô Mãn kêu qua ngủ với vợ chồng bác Trương, không có người khác khiến Chu Bắc Sơn rất là vui vẻ, một bên ôm vợ một bên còn nghĩ, phải chi thời gian như vậy dài lâu thì tốt biết mấy. Có điều anh cũng biết, bây giờ tránh lũ cả gia đình nằm chung một phòng, mặc dù phòng đủ lớn cũng không có sự riêng tư như trước nữa.
Càng nghĩ anh càng cảm thấy mấy đứa bé chướng mắt, lặng lẽ nghĩ như thế nào quăng bọn họ cho vợ chồng bác Trương.
Năm anh em Ái Quốc thật đáng thương nha.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com./thap-nien-50-nhat-ky-lam-ruong-lam-giau-cua-vo-chong-dai-lao/chuong-36-qua-mua-lu.html.]
Khoảng cách Điền Nhị Tráng bị bắt đã trôi qua hai tháng. Nước lũ đã rút hết đi nên mọi người chuẩn bị về xây lại nhà cửa.
Tô Chu hai người cũng không ngoại lệ. Nửa tháng trước, khi nước bắt đầu rút thì Chu Bắc Sơn đã trở lại trong thôn. Vì ăn mừng nước lũ cuối cùng cũng chịu đi, anh còn dẫn theo ba mươi mấy người thanh niên trai tráng lên núi săn heo rừng.
Cả thôn ồn ào nhốn nháo, rất là vui vẻ.
Gần mười năm cũng biết người trong thôn không có ai ghen ăn tức ở nên cả hai quyết định xây nhà bằng gạch nung. Như vậy sau này lại đến một lần nước lũ thì cũng không sợ nhà bị sập như nhà đất.
Không biết Chu Bắc Sơn nói chuyện với bác Trương như thế nào mà bác ấy lại đồng ý ở chung với bọn họ. Vậy là trong thôn chỉ cần xây ba mươi ba căn nhà và nhà tập thể của thanh niên trí thức. Quy củ như cũ, thanh niên trí thức sẽ ở chung, ai muốn ở riêng thì bỏ tiền thuê người trong thôn xây, dù sao đất trống gần đó rất nhiều, bọn họ chỉ có quyền ở không có quyền bán, muốn xây bao nhiêu cũng được.
Vì đã quyết định xây nhà gạch nên buổi chiều Chu Bắc Sơn ghé phòng của đại đội trưởng, muốn thuê người trong thôn xây nhà, tiền công theo giá thị trường. Sẵn tiện anh hỏi ý bác, tiền lương muốn lấy tiền hay lấy lương thực, hai dạng anh đều có. Vì thông cảm thôn dân đã chịu ba tháng lũ lụt, sắp hết thức ăn nên ai muốn trả công bằng lương thực cũng được, đương nhiên cũng theo giá thị trường.
Nền nhà lúc trước cha Chu mua đã rất lớn rồi nên không cần phải mở rộng ra nữa. Tô Mãn muốn xây một nhà khách, sáu phòng ngủ, một nhà bếp, một phòng chứa củi, hai nhà vệ sinh. Vì đông dân cư nên nên mỗi phòng đều xây được lớn hơn bình thường rất nhiều. Dù sao bọn họ có tiền, ở Chu gia thôn xây nhà cũng không sợ người khác ghen ghét mà hãm hại.
Sau khi biết Chu Bắc Sơn xây nhà gạch mái ngói, nhà lại to hơn lúc ban đầu thì người trong thôn rất là hâm mộ, nhưng không ai ghen ghét đỏ mắt cả. Bởi lẽ thời gian gần đây khi nước đã rút đi, những người có người thân ở thôn khác lần lượt đi thăm, sau khi về mới biết cuộc sống ở Chu gia thôn hạnh phúc đến như thế nào.
Những thôn khác mặc dù có chuẩn bị nhưng cũng không đầy đủ như Chu gia thôn, thật nhiều người bị đói phải lên rừng tìm thức ăn mà bị lợn rừng hoặc sói đả thương, thậm chí mất mạng.
Ở Chu gia thôn không cần đi đâu, chỉ cần cầm tiền đến nhà đại đội trưởng liền có thể mua lương thực. Nếu trong nhà hết tiền cũng không sao, chỉ cần ký giấy ghi nợ, qua khỏi mùa lũ rồi trả nợ là được, không cần trả tiền lời, thiếu bao nhiêu trả bấy nhiêu.
Ở thôn khác nếu bị cảm hay sốt đều phải cắn răng nhịn qua, nhưng ở Chu gia thôn chỉ cần tìm Tô Mãn là có thuốc, đương nhiên là theo quy củ, trả tiền, nếu không có tiền thì viết giấy ghi nợ.
Tô Mãn và Chu Bắc Sơn muốn giúp đỡ người trong thôn chứ không phải muốn tạo cho bọn họ thói quen xấu. Không làm mà hưởng ở thời đại nào cũng khiến người ta chán ghét, đương nhiên nếu gia đình có điều kiện và hưởng từ gia đình thì không nằm trong phạm vi này.
Cả Chu gia thôn bắt đầu rầm rộ xây nhà, đối tượng được ưu tiên đương nhiên là nhà của đại đội trưởng và Chu Bắc Sơn. Cả thôn chia làm hai đội, một đội đi xây nhà đất, những căn nhà hoàn toàn miễn phí, và một đội xây nhà gạch, chia đều mỗi nhà một lao động, lấy tiền công.
Tất cả mọi người đều muốn lấy lương thực, thứ nhất vì nhà nào cũng sắp cạn lương thực hết rồi, thứ hai là vì đường xá xa xôi, nếu muốn đi mua lương thực phải thuê xe bò của thôn đi thị trấn, còn chưa chắc mua được. Mùa thiên tai lương thực quý hơn vàng.
Thanh niên trí thức cũng tham gia xây nhà, lần trước những người đã bỏ tiền ra xây phòng riêng thì lần này không cần đưa thêm tiền, người trong thôn sẽ xây lại như cũ cho bọn họ, chỉ lấy tiền của những ai trước đó chưa xây mà bây giờ muốn xây.
Ngoài việc xây nhà thì còn số đông các phụ nữ và trẻ em, bọn họ được phân công ra ruộng chỉnh lý lại ruộng đồng. Nước lũ dâng cao, nhiều chỗ đồng ruộng giữ lại được phù sa, đất đai sẽ màu mỡ hơn mà không cần bón phân. Ngược lại, có nhiều chỗ đất ruộng sẽ bị bạc màu, cần nhiều phân bón để tăng lên độ phì nhiêu của đất. Chưa kể dòng nước đã cuốn rất nhiều đất đá vào trong cánh đồng, yêu cầu mọi người phải nhặt mang hết ra ngoài.
Khi nhà của tất cả mọi người xây xong, đồng ruộng cũng chỉnh lý xong thì đã bước vào giữa tháng năm rồi. Bụng của Tô Mãn cũng đã nhô cao ra ngoài, vừa nhìn cứ nghĩ đã tám chín tháng, nhưng sự thật mới chỉ hơn năm tháng mà thôi.
Năm nay cả đội sản xuất quyết định trồng khoai lang, bởi vì khoai lang chỉ cần bốn tháng là có thể thu hoạch, cộng thêm sản lượng cũng cao hơn mấy loại lương thực khác.
Những đội sản xuất khác thấy vậy cũng không đắn đo mà học theo, bây giờ ý nghĩ rối bời thì nhìn Chu gia thôn, Chu gia thôn làm như thế nào thì bọn họ làm y như vậy, đi theo đại ca không sợ đói.
Thấy mọi việc đều đi vào quỹ đạo thì Chu Bắc Sơn đi chuyến thành phố, lần này anh mang về thật nhiều sách vở, bọn nhỏ có thể bắt đầu đi học trở lại rồi.
Lần này đi ra ngoài, bên ngoài đã ít dân binh hơn rất nhiều, phía trên nghe nói đã dần dần ổn định, có lẽ hai hoặc ba năm sau có thể bắt đầu điều tra để sửa lại án sai cho công chức bị "lưu đày" xuống nông thôn rồi.
Trận lũ này vì đã được báo trước nên ngoại trừ những thành phần quá ngoan cố thì những người còn lại đều có chuẩn bị sẵn, lũ đến cũng không bất ngờ nên giảm thiểu rất nhiều thương vong, Tống cục trưởng vì vậy mà còn được quốc gia bí mật trao tặng huân chương chiến công hạng nhất. Chu Bắc Sơn mấy người cũng có nhưng chỉ là giấy khen.
Điều đáng nói ở đây, trong tất cả các thành viên Đặc dị cục thì Tô Mãn là người có chiến công cao nhất, bởi lẽ cô giao lên số lương thực đã vượt mức gấp hai, một con số rất là khổng lồ. Đương nhiên phần thưởng huân chương chỉ có Tống cục trưởng, cho dù Tô Mãn giao lại nhiều lương thực cũng chỉ được cái bằng khen cao cấp hơn một chút mà thôi.
Nếu muốn huân chương Tô Chu hai người phải nỗ lực nhiều. Đừng nói, Tô Mãn mắt thèm huân chương của Tống Hoành từ lâu, từ lần dự báo hạn hán là ông ấy đã nhận được một lần rồi, lần đó Tô Chu hai người cũng được hai tờ giấy khen, bây giờ vừa được treo ra ở nhà mới.