Thập niên 80: Cuộc sống tại khu nhà máy - Chương 37
Cập nhật lúc: 2024-05-30 17:19:30
Lượt xem: 34
Ở nông thôn mổ lợn là một chuyện lớn, nhất là ở thời đại này, thông thường nhà dân chỉ mổ lợn vào đúng mỗi dịp Tết, cũng chỉ ăn được có mấy miếng thịt mỡ.
Chỉ khi nhà nào có chuyện vui lắm thì mới phá lệ mổ thêm, bây giờ ở nông thôn dù là gả con gái hay lấy vợ thì cũng đều là đính hôn vào mùa xuân rồi mùa đông mới làm lễ cưới.
Sở dĩ làm vậy không chỉ để cho cô dâu chú rể có thời gian tìm hiểu đối phương kĩ hơn mà còn để dư ra một năm cho bọn họ chuẩn bị những thứ thiết yếu cần sử dụng sau khi kết hôn.
Thời này người trẻ khi kết hôn sẽ ưa chuộng ba thứ đó là xe đạp, máy may và đồng hồ đeo tay, ngoài ra còn có radio nữa.
Mà muốn có đủ mấy thứ này thì lại không hề dễ dàng, không nói đến chuyện có tiền hay không, chỉ mỗi việc tìm kiếm những món đồ công nghệ cũng đã đủ làm cho hai nhà phải đau đầu.
Mấy món đồ công nghệ phải được mua bằng phiếu hàng công nghệ, tác dụng cũng tương tự như phiếu lương thực và phiếu vải, đều phải dùng thứ này để trao đổi hàng hóa có giá trị tương đương.
Bây giờ hàng công nghệ được tính dựa trên tiền lương của công nhân, một người mỗi tháng được phát lương, cứ đủ 20 đồng thì sẽ được phát một tấm phiếu hàng công nghệ.
Tiền lương hàng tháng của bố Tôn Biền đủ để nhận được hai phiếu hàng công nghệ, mẹ cô thì lương không tới 40 đồng, chỉ có thể nhận được một phiếu, mà để có thể mua một chiếc xe đạp phải cần đến tận 100 phiếu hàng công nghệ mới đủ.
Cho nên người nào mà muốn kết hôn thì phải chạy đến khắp nơi để vay mượn phiếu hàng công nghệ, mấy nhà gộp lại với nhau mới mua được một món, sau đó nhà nào cần thì cứ góp vào nhau rồi đưa, quanh năm suốt tháng nhà nhà cứ như vậy mà giúp đỡ lẫn nhau.
Nơi có nhà máy điện cũng không phải là thành phố quá lớn, nguồn lực kinh tế lại có hạn, cho nên khi kết hôn người ta có thể cố hết sức để kiếm đủ ba món hàng kia nhưng tiệc cưới khó mà làm hoành tráng được.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com./thap-nien-80-cuoc-song-tai-khu-nha-may/chuong-37.html.]
Ở trong thôn dù là nhà trai hay nhà gái thì sau khi đính hôn cũng phải mang về một con heo, sau đó nuôi con heo đó từ mùa xuân đến mùa đông cho thật tốt để mổ thịt làm đồ ăn trong tiệc cưới.
Càng khỏi phải nói đến nhà ông Hai mổ lợn, vì con gái mà ông ấy đã nuôi đến tận 1 năm rưỡi, cũng chỉ để dành cho một ngày hôm nay.
Tôn Ký đang rửa mặt vừa nghe thấy nhà ông chú Hai muốn mổ lợn thì tinh thần lập tức phấn chấn lên, cơm cũng không thèm ăn mà vứt khăn lông một bên chạy ra cửa xem náo nhiệt.
Mẹ Tôn ngồi cầm chén kiểu ở trên bàn nhìn con trai muốn chạy đi thì kêu lớn: “Con lại tính làm gì? Lại không thèm ăn cơm nữa à.”
“Mẹ, con muốn đi xem nhà ông chú Hai mổ lợn.”
“Mổ lợn thì có gì mà xem? Đâm vào m.á.u phun ra lại còn kêu rất dọa người, đi đến đây ngồi ăn cơm đàng hoàng cho mẹ.”
Tôn Ký bị mẹ mắng cũng không dám nói nhiều nữa, chỉ có thể nghe lời mẹ bước đến bàn ngồi ăn cơm, thế nhưng ánh mắt thì vẫn luôn hướng ra ngoài cửa sổ mà nhìn đến nhà ông chú Hai của cậu.
Ăn chưa được bao nhiêu cơm thì mọi người nghe được tiếng lợn kêu thảm thiết từ trước sân vang tới, thảm thương đến mức Tôn Biền cũng bị inh tai nhức óc theo.
Còn bà ngoại cô thì lại bình tĩnh vô cùng, chỉ đập trứng gà đưa cho mấy đứa cháu ngoại rồi nói: “Tốt lắm, mổ xong rồi, Tiểu Ký đừng sợ, cứ yên tâm ăn cơm nhé.”
Nhà họ Điền ăn nhanh điểm tâm rồi đem chén đũa đi rửa sạch, sau khi dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng ngăn nắp thì bà lão bảo các cháu dọn đồ ra ngoài trước sân.