Trọng Sinh Chi Khương Lê - Chương 71 (7)
Cập nhật lúc: 2024-06-28 10:56:51
Lượt xem: 125
"Dù hay cũng không được." Kinh Hồng tiên tử nhẹ nhàng giải thích: "Nếu không thi theo đúng thể lệ thì chỉ là gian trá, không công bằng với những người khác.
Miên Câu bĩu môi, định cãi lại thì bỗng chú ý đến điều gì đó, vui vẻ nói: "Khôn vặt gì chứ, ngài xem, Quốc công gia cũng đã tỉnh giấc vì tiếng hát của nàng ta rồi kìa."
Quả nhiên, Cơ Hành không biết đã mở mắt từ lúc nào, tay cầm quạt che miệng, mỉm cười nhìn cô gái trên đài với vẻ mặt khó đoán. Đây là lần đầu tiên từ lúc bắt đầu đến giờ, Cơ Hành tỏ ra hứng thú lắng nghe.
Bên kia, Khương Ngọc Nga lên tiếng: "Nhị tỷ chỉ định hát thôi sao? Không định đàn nữa à?"
Khúc hát kia tuy mới lạ, nhưng từ xưa đến nay, cầm nhạc vẫn là thi tài bằng "đàn", chứ nào phải "hát". Xem ra Khương nhị tiểu thư đã cạn kế sách, mới nghĩ ra cách dùng ca thay đàn. Mọi người đang nghĩ vậy thì thấy Khương Lê đặt tay lên dây, khẽ gảy.
Âm thanh đầu tiên vang lên.
"Két--" Những kẻ đang hóng chuyện suýt sặc. "Nàng ta định đàn ư?"
“Mau nghe nàng ta gảy khúc gì..."
Chữ "gì" còn chưa kịp thốt ra, một tràng âm thanh réo rắt đã lướt qua tai mọi người, còn du dương hơn cả tiếng đàn của Khương Ấu Dao, như thể có người dùng d.a.o khía từng nhát lên trái tim người nghe.
"Nàng ta đang đàn "Hồ Già Thập Bát Phách"!"
Có người nhận ra, kích động đến mức giọng nói cũng run run. Lời vừa dứt, sắc mặt mọi người đều thay đổi. "Hồ Già Thập Bát Phách", ngay cả tiên sinh ở Minh Nghĩa Đường cũng không dám đàn khúc này, nếu sơ sẩy sẽ thành trò cười cho thiên hạ. Vậy mà Khương Lê lại cả gan chọn khúc này? Bao năm rồi chưa từng nghe ai gảy khúc "Hồ Già Thập Bát Phách"!
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com./trong-sinh-chi-khuong-le/chuong-71-7.html.]
Cả sân thi đấu bỗng chốc im phăng phắc. Trong không gian tĩnh lặng, bỗng vang lên tiếng cười sang sảng của Miên Câu. Ông ta vui sướng nhảy múa, nào còn giữ được dáng vẻ của một nhạc sư cung đình, phấn khích reo lên: "Là "Hồ Già Thập Bát Phách"! Cô nương này gan thật! Dũng cảm thật!"
Kinh Hồng tiên tử bất lực lên tiếng: "Tiên sinh, xin giữ trật tự."
Miên Câu cười trừ, vội im bặt. Thế là trên sân chỉ còn lại tiếng đàn của Khương Lê.
"Hồ Già Thập Bát Phách" là khúc nhạc viết về nỗi niềm nhớ quê hương, sự chia ly đớn đau và nỗi oán hận chất chứa của một nữ nhân. Cái hay của khúc nhạc nằm ở chữ "thê lương". Nữ học trò ở Minh Nghĩa Đường đều là những tiểu thư khuê các, tuổi đời còn non trẻ, vô lo vô nghĩ, chưa nếm trải sự đời. Tâm tư các nàng dù có chút phiền muộn cũng chỉ là những chuyện nhỏ nhặt, chẳng đáng bận lòng. Làm sao có thể thấu hiểu và lột tả được cái chất "thê lương" trong khúc nhạc? Ngay cả chữ "bi ai" cũng đã là quá khó với các nàng rồi.
Người đời vẫn thường nói "cảm thông sâu sắc", nhưng nào phải chỉ bốn chữ là đủ? Có lẽ chỉ bậc thánh nhân, tấm lòng bao la như trời bể mới có thể làm được.
Mạnh Hồng Cẩm cười khẩy: "Thật là không biết tự lượng sức mình, chỉ chuốc lấy trò cười cho thiên hạ mà thôi..."
Nàng ta vốn nghĩ, Khương Lê chọn khúc nhạc khó như vậy, chắc chắn sẽ không thể đàn cho ra hồn. Nếu Khương Lê có thể đàn hay, chẳng phải nàng ta còn tài giỏi hơn cả những tài nữ thông minh nhất của Minh Nghĩa Đường bao năm qua sao? Chuyện đó sao có thể xảy ra được.
Nhưng nụ cười nhạo báng trên môi Mạnh Hồng Cẩm dần tắt, sắc mặt nàng ta cũng càng lúc càng sa sầm. Ngón đàn của Khương Lê lướt trên dây đàn một cách điêu luyện, như thể đã mài giũa qua hàng chục năm. Động tác của nàng uyển chuyển, nhẹ nhàng, không hề gượng gạo hay cố tình tạo dáng, thanh thoát đến khó tin.
Cô gái ngồi trên đài, gió mát thoảng qua tà áo xanh biếc, trông nàng thật thanh tú, đáng yêu. Cả sân thi đấu bỗng chốc như biến thành chốn thâm sơn cùng cốc, không còn chút ồn ào, xô bồ của chốn danh lợi, mà chỉ còn lại tiếng đàn du dương, réo rắt như thể nàng đang đàn cho chính mình nghe vậy.
Đúng vậy, nàng đang đàn cho chính mình nghe. Ánh mắt Khương Lê như nhìn thấu tất cả, mà cũng như chẳng nhìn thấy gì. Người trong khúc nhạc ly hương, mất con, còn nàng, không chỉ ly hương, mất con, mà còn mất nhà, mất người thân.