Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

TRỌNG SINH NÀNG VẪN VÔ VỊ NHƯ TRƯỚC - Chương 156

Cập nhật lúc: 2024-12-19 06:50:13
Lượt xem: 39

Tuy mười tám bức họa trên bình phong không ghi lạc khoản ký tên, nhưng làm sao Thẩm Nghi Thu có thể không nhận ra được nét bút của ngoại tổ phụ được.

Những họa sĩ đương thời thường hay dùng những phương pháp vẽ như "Xuân tằm nhả tơ", dùng nét bút mảnh như sợi tóc vô cùng tinh tế, vẽ ra nữ tử cũng có thân hình khá đẫy đà, mặt tròn xoe vô cùng kiều diễn xinh đẹp.

Mà những nữ tử trước mắt này lại dùng lá ngọc lan tô lại theo kiểu "con giun". Đường cong biến hóa linh động, những nữ tử trong tranh vừa mảnh mai vừa tao nhã, xương khớp rõ ràng. Rất có phong thái của thời đại lục triều, chính là phong cách "Thiệu gia" điển hình.

Tuy thời gian ngoại tổ phụ đảm nhiệm vẽ tranh trong cung không quá dài, nhưng những bức tranh của ông đều được cố hoàng đế vô cùng yêu thích. Hầu hết các bức tranh sau này đều được chôn xuống hoàng lăng theo tiên đế, những bức còn lại trong cung cũng không nhiều. Một bộ bức tranh bình phong hoàn chỉnh như vậy thực sự rất hiếm thấy.

Càng quan trọng hơn là phương hướng và nét vẽ của hai nhân vật Tề Khương cùng Vệ Cơ có chút khác biệt rất nhỏ so với những bức tranh khác. Người ngoài có lẽ sẽ không nhìn ra được, nhưng Thẩm Nghi Thu là người thuận tay trái, đương nhiên cũng nhìn ra được người vẽ tranh cũng là người thuận tay trái.

Thẩm Nghi Thu còn nhớ sức khỏe của ngoại tổ phụ trong những năm tháng về già sau này không được tốt lắm. Những lúc có nhiệm vụ quan trọng, mẫu thân sẽ vẽ thay cho ông.

Mẫu thân rất thích vẽ tranh, của hồi môn của bà lúc xuất giá chính là những bức tranh vẽ bà từ khi còn nhỏ tới lúc trưởng thành.

Về sau đi Linh Châu, bà lại vẽ thêm rất nhiều nữa. Sông núi của Sóc Phương, cỏ cây, dê bò, ngựa, thôn làng...

Nhưng thứ bà thích nhất chính là vẽ rừng đào. Ở Hách Liên có một vườn trái cây rất rộng lớn, có rừng đào bạt ngàn. Mỗi khi tới thời điểm hoa đào nở rộ, gia đình bọn họ lại đi vào rừng du ngoạn.

Về sau bà bị bệnh không đi ra ngoài được nữa, chỉ có thể dựa vào kí ức ở trong đầu để tái hiện lại quang cảnh mây trời lộng lẫy qua từng nét bút.

Trước khi Thẩm Nghi Thu trở về Trường An, lão quản gia đã đóng gói hết tranh của mẹ nàng cho vào mấy chiếc rương lớn và vận chuyển tất cả bọn chúng về Trường An.

Những chiếc rương lớn đó không chỉ chứa đựng tranh vẽ của mẹ nàng, mà cũng là nơi chứa đựng những ký ức mà nàng quý trọng nhất.

Thế nhưng sau khi trở về Thẩm gia, tổ mẫu liền đem những người nàng mang về từ Linh Châu như quản gia, nô bộc và nhũ mẫu đuổi hết ra khỏi phủ. Những bức tranh trong mấy cái rương đó, Thẩm Nghi Thu cũng chưa từng được nhìn lại thêm một lần nào nữa.

Thời gian về sau nàng cũng có hỏi, nhưng tổ mẫu chỉ nói do đường từ Linh Châu tới Trường An xa xôi vạn dặm, trên đường đi đã rơi mất hết rồi.

Lần đầu tiên khi Thẩm Nghi Thu bị tổ mẫu nhốt vào Tây viên, chính là bởi vì nàng khóc nháo đòi mấy bức họa của mẫu thân nàng.

Sau này khi nàng muốn nhìn lại những bút tích của mẫu thân, chỉ có thể đến chùa Đại Từ Ân xem mấy bản kinh do mẹ nàng viết ra.

Nhưng mà hai mươi năm đã trôi qua rồi, những bức vẽ kia đã sớm bị phai màu loang lổ. Lại còn được nhiều họa sĩ khác thêm bớt vẽ lại, từ lâu đã hoàn toàn thay đổi không còn giống bản gốc nữa.

Không nghĩ là đã qua nhiều năm như vậy, thế mà giờ này ở đây nàng lại có thể một lần nữa trông thấy tranh của mẫu thân vẽ.

Thẩm Nghi Thu đứng ngây người nửa ngày, tầm mắt dần trở nên mờ mịt.

Tương Nga ở một bên nhìn thấy, trong lòng không khỏi lo lắng. Nàng biết tiểu thư nhà mình ghét cay ghét đắng mấy thứ như Nữ Giới, Nữ tứ thư và Liệt nữ truyện. Nhưng dù sao đây cũng là quà mà Thái tử tặng nàng trong ngày sinh nhật, cho dù không thích, cũng không thể nào ấm ức tới nỗi òa khóc lên như vậy chứ. Chuyện này mà để Thái tử biết thì người sẽ nghĩ như thế nào đây?

Nàng lặng lẽ nháy mắt cho Tố Nga, nhưng Tố Nga cũng đang sững sờ. Nàng cũng không thể nào hiểu nổi, quà tặng sinh nhật của Thái tử không phải là Nhật tương quân sao? Tại sao lại đổi thành bình phong rồi?

Thẩm Nghi Thu lấy lại tinh thần, cố nén nước mắt, nói với Lai Ngộ Hỉ:

Làm phiền trung quan về bẩm báo lại với điện hạ, cảm ơn lòng tốt của điện hạ. Thần thiếp vô cùng cảm kích, về sau sẽ đích thân đi tới tạ ơn.

Lai Ngộ Hỉ thấy nàng mang bộ dạng này, nào còn không hiểu nữa chứ. Hắn âm thầm vui mừng, có lẽ là phần lễ này đã chạm vào trái tim của Thái tử phi rồi. Không uổng công điện hạ thức khuya tới mức hai mắt đỏ bừng, ở trong kho của Sùng Văn điện tìm kiếm suốt đêm.

Hắn mỉm cười, hành lễ nói:

Đây là do điện hạ đích thân chọn lựa, chỉ mong nương tử sẽ thích.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com./trong-sinh-nang-van-vo-vi-nhu-truoc/chuong-156.html.]

Thẩm Nghi Thu dịu dàng liếc nhìn thoáng qua nét chữ của mẫu thân, hai mắt đẫm lệ ôn nhu nói:

- Ta rất thích.

Lai Ngộ Hỉ chỉ muốn nhanh chóng trở về báo tin tốt này cho điện hạ nhà mình, hắn liền dẫn tiểu thái giám thối lui khỏi Thừa Ân điện.

Bọn họ vừa đi, Thẩm Nghi Thu lập tức cho lui hết cung nhân.

Xung quanh chỉ còn lại hai người Tố Nga và Tương Nga, nàng chẳng nhịn được nữa, nước mắt lập tức rơi xuống.

Hai tỳ nữ đều bị nàng dọa cho cuống quýt, Tố Nga vội hỏi:

- Tiểu nương tử sao vậy?

Thẩm Nghi Thu bật khóc thành tiếng, âm thanh nghẹn ngào nhưng cũng tràn đầy vui mừng:

Ta Nga, đây là những bức tranh do ngoại tổ phụ cùng a nương ta vẽ...

Tố Nga kinh ngạc thốt lên "A" một tiếng, lập tức cũng khóc theo, vừa khóc vừa nói:

Nương tử đừng khóc, hôm nay là sinh nhật của nương tử, không thể khóc được...

Thẩm Nghi Thu mức nở một hồi, sau đó cũng chậm rãi bình tâm trở lại.

Tương Nga bê chậu nước lạnh tới, vắt sạch khăn rồi chấm lên khóe mắt nàng:

Tí nữa khách khứa tới chúc mừng, không thể để bọn họ nhìn ra được.

Thẩm Nghi Thu gật gật đầu:

Vừa nãy do ta quá vui mừng nên nhất thời không kiềm chế được.

Tương Nga lại nhìn Tố Nga một chút, vừa bực mình vừa buồn cười:

Ngươi cũng hay thật đấy. Không khuyên nương tử thì thôi, lại còn khóc theo nữa.

Tố Nga vừa khóc thút thít vừa nói:

Đổi lại là ngươi, không chừng còn khóc nhiều hơn ta...

Nàng lau nước mắt, trong lòng vừa chua xót vừa vui mừng:

Điện hạ đối với nương tử nhà chúng ta rất tốt.

Vừa nói vừa âm thầm dò xét sắc mặt của Thẩm Nghi Thu. Bây giờ từ trên xuống dưới ở Thừa Ân điện này, chỉ có mỗi nàng biết về chuyện của Nguyệt tương quân. Nàng không rõ vì sao Thái tử lại đổi thành bình phong, nhưng chỉ nhìn những bình phong này, cũng biết hắn đã bỏ ra rất nhiều tâm tư.

Thẩm Nghi Thu im lặng thật lâu, chỉ khẽ thở dài một hơi, chẳng nói câu nào.

Nàng ngồi lặng lẽ trong điện một lát, đợi nước mắt cùng chóp mũi đỏ ửng nhạt màu đi một chút mới gọi Tương Nga tới giúp nàng dùng phấn che đi, lúc này mới cho cung nhân nội thị tiến vào.

Nàng gọi thái giám chuyển bức bình phong do chính mình vẽ đem vào trong kho. Lại đem bình phong của ngoại tổ phụ cùng mẫu thân chuyển đến trước giường. Sau khi tinh tế quan sát hồi lâu, lúc này mới miễn cưỡng đứng dậy, gọi cung nhân tới hầu hạ mình thay đổi quần áo cùng trâm cài, rồi đi về phía trước điện.

Chỉ chốc lát sau, những khách khứa tới chúc mừng cũng lần lượt đi vào.

Loading...