TRỌNG SINH NÀNG VẪN VÔ VỊ NHƯ TRƯỚC - Chương 83
Cập nhật lúc: 2024-12-18 06:55:12
Lượt xem: 63
Uất Trì Việt và Thiệu An thảo luận trong thư phòng đến trưa, lúc lấy lại tinh thần thì trời đã gần chạng vạng.
Hai người đi ra khỏi thư phòng, tiến vào trong viện. Uất Trì Việt liếc mắt thấy một thanh cung cứng đang được đặt dựa vào chân tường, hắn hiếu kỳ hỏi:
- Ngày bình thường a cữu cũng tập b.ắ.n cung sao?
Tuy nói triều đại này kì vọng rất nhiều về võ công nhưng Thiệu An bình thường đã nho nhã tuấn tú, lại cao gầy, dáng vẻ không giống như là bình thường hay cưỡi ngựa b.ắ.n cung cho lắm.
Thiệu An cười nói:
Hồi bẩm điện hạ, đây là trò tiêu khiển của con trai thôi ạ. Khiến cho điện hạ chê cười rồi.
Uất Trì Việt tập võ từ nhỏ, nhìn thấy mũi tên chồng chất ở bức tường đối diện, không khỏi ngứa tay ngứa chân:
Có thể cho cô mượn cây cung này nhìn qua một chút được không?
Thiệu An vội nói:
- Xin điện hạ cứ tự nhiên.
Uất Trì Việt cầm lấy cây cung, thử kéo dây cung một chút thì lại cảm thấy vô cùng kinh hãi. Hắn bình thường có thể kéo được tối đa bảy thạch cung, ngày thường cũng chỉ dùng cây cung có khoảng bốn, năm thạch. Vậy mà cây cung này lại có tới bảy thạch, trong lòng hắn tự dưng dâng lên cảm giác khó chịu:
- Thiệu tiểu lang đúng là rất khỏe.
Hắn gọi Thiệu An là a cữu nhưng lại quên không gọi Thiệu Trạch là biểu huynh, Thiệu An bình thường cũng chẳng mấy khi để ý tới mấy chi tiết này nên cũng chẳng phát hiện ra có gì đó không đúng, ông nói:
Điện hạ quá khen, thần không dám nhận. Con trai thần cả ngày chả làm được việc gì đàng hoàng, lười biếng, bất tài, quả thực đáng hổ thẹn.
Uất Trì Việt nói:
Võ công điêu luyện là cũng cực kỳ hiếm thấy rồi. Ngày sau có thể rong ruổi sa trường, mở mang lãnh thổ, cũng là một bậc anh tài. Nếu không muốn đi theo con đường tiến sĩ thì cũng có thể đi theo con đường này.
Thời kỳ đầu mới thành lập đất nước, các cánh tay đắc lực trong triều đều là văn võ song toàn, đều thích đầu quân làm tướng lĩnh. Tuy nhiên trải qua một thời gian hoà bình dài, hiện nay mọi người đều trọng văn khinh võ, triều thần đều lấy xuất thân tiến sĩ khoa cử làm kiêu ngạo. Tuy cũng có thi võ, nhưng nếu so võ cử với trạng nguyên thì đúng là trọng lượng khác nhau một trời một vực.
Thiệu An cũng nghĩ là Thái tử chỉ đang an ủi mình thôi, không ngờ hắn lại nói:
Tiết độ sứ xưa nay đa phần là người ngoại tộc, tuy dũng mãnh, thiện chiến nhưng lại ẩn chứa nhiều tai họa ngầm. Thế nên mới nói văn sĩ dễ kiếm, lương tướng khó tìm.
Trước đây Thiệu An luôn đau đầu vì đứa con trai độc nhất không chịu làm việc đàng hoàng, bây giờ nghe được lời khen từ đáy lòng của Thái tử, không khỏi cảm thấy xúc động:
Điện hạ anh minh tài trí, nhìn xa trông rộng, lòng dạ lớn lao, quả thực người có tầm nhìn hạn hẹp như thần không thể so sánh được.
Uất Trì Việt nói:
A cữu quá khen, cũng chỉ là mấy lời nói trong lúc ngẫu hứng thôi, nói ra sẽ thành trò cười cho thiên hạ.
Hắn dừng lại một chút lại nói tiếp:
Thiệu tiểu lang đang ở đâu? Không có việc gì thì mời hắn ra đây bộc lộ tài năng một chút?
Thiệu An vội nói không dám nhận câu "mời" rồi gọi lão nô bộc tới hỏi một chút, người kia nói "tiểu lang quân đang ở dưới bếp giúp nương tử".
Uất Trì Việt vô cùng kinh ngạc, xưa nay luôn có câu "quân tử xa nhà bếp", làm gì có đạo lý đại trượng phu lại đi xuống phòng bếp giúp đỡ bao giờ.
Thiệu An thẹn tới mức đỏ cả mặt:
Để điện hạ chê cười rồi, chúng thần nhà nghèo nên cũng không để ý quá nhiều như vậy. Cũng chẳng giấu gì điện hạ, không chỉ con trai thần mà chính thần vào những ngày nghỉ rảnh rỗi cũng luôn vào bếp giúp đỡ các công việc cho thê tử.
Uất Trì Việt không khỏi cảm thấy thương cảm. Thiệu An tuy xuất thân là tiến sĩ nhưng dù sao vẫn là quan lục phẩm, thế mà vẫn bị thê tử chèn ép, bắt làm mấy việc mất mặt như vậy, đúng là rất đáng thương.
Nhìn Thiệu An đến cả một vị thiếp thất cũng không có, lại nghĩ tới vị Thiệu phu nhân kia, e là người này cũng thuộc dạng nữ nhân ghen tuông bậc nhất.
Thiệu An không biết chỉ trong chốc lát mà Thái tử đã chuyển qua nhiều suy nghĩ như vậy, vẫn tươi cười hớn hở nói với nô bộc:
- Gọi tiểu lang quân tới đây.
Buổi chiều Thẩm Nghi Thu nhàn rỗi không có việc gì nên dời cái ghế nằm tiểu hổ tới bên trong hậu viện để nhìn biểu tỷ Thiệu Vân vẽ tranh. Ngoại tổ phụ của bọn họ từng vẽ tranh được treo trong cung nên con cái, cháu chắt đều rất thông thạo vẽ vời. Cho dù là một người hay múa đao cầm thương như Thiệu Trạch cũng rất giỏi cầm bút vẽ.
Thiệu Vân ngày thường lúc nào cũng như con khỉ không chịu ngồi yên, chỉ có lúc yên tĩnh vẽ tranh nhìn mới giống một nữ tử khuê các. Nhạc thị từ trong phòng bếp đi ra, lau đôi tay ướt sũng nước lên tạp dề rồi ngó đầu qua nhìn.
Thiệu Vân nhặt bút rồi ngẩng đầu lên nói:
A nương, người nhìn bức tranh Đan Hoa của ta vẽ có được không?
Nhạc thị bật cười thành tiếng:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com./trong-sinh-nang-van-vo-vi-nhu-truoc/chuong-83.html.]
Chỉ có mấy công phu mèo ba chân mà cũng không biết ngại, còn dám khoe khoang.
Thiệu Vân nghiêng đầu, ngắm nghía bức tranh một hồi rồi gật đầu:
Ừm. Con cảm thấy rất tốt, so với cha vẽ thì cũng không kém bao nhiêu hết.
Nhạc thị liếc nàng một cái:
Bởi vì cha của ngươi cũng là công phu mèo ba chân thôi. Thiệu Vân kêu lên:
A, lời này nhất định không thể để cha nghe thấy được. Nhạc thị nói:
Ta cũng chẳng sợ hắn nghe thấy. Nếu nói về kĩ năng hội họa thì không thể không nhắc tới tổ phụ với cô mẫu của ngươi.
Cô mẫu của Thiệu Vân chính là mẫu thân của Thẩm Nghi Thu, nàng không khỏi dựng lỗ tai lên để nghe.
Nhạc thị nói tiếp:
Tổ phụ tuy không nói, nhưng khi đó cô mẫu của ngươi còn chưa lớn bằng ngươi bây giờ đâu, năm đó nàng đã thay tên để vẽ bức "đại họa kinh biến", còn có bài "Duy Ma Cật biến" trong chùa Đại Từ Ân cũng là chữ viết tay của cô mẫu ngươi.
Thẩm Nghi Thu nhớ được sớm, nàng lờ mờ nhớ khi còn bé từng nghe phụ thân nói qua. Khi đó cha mới đậu khoa tiến sĩ, cùng bạn trong khoa đi tới Đại Từ Ân để trèo lên tháp đề tên chùa, lúc đó trùng hợp nhìn thấy mẫu thân của nàng đang vẽ kinh biến trên tường, nên mới có duyên phận về sau này.
Nhớ tới phụ mẫu, nàng luôn có một cảm giác mờ ảo không chân thật. Ký ức Linh Châu bị nàng chôn ở dưới đáy lòng, cho dù là thời điểm khổ sở thương tâm nhất, nàng cũng chỉ dám suy nghĩ lướt qua một chút rồi thôi. Giống như là nếu suy nghĩ nhiều, những ký ức kia cũng sẽ giống như bức tranh chữ trên bức tường
chùa Đại Từ Ân, rất nhanh sẽ bị phai màu loang lổ, mất đi màu sắc tươi tắn vốn có của nó.
Âm thanh của Nhạc thị đưa suy nghĩ của nàng bay xa:
Chúng ta được ở vườn trạch này, hơn phân nửa là nhờ cô mẫu ngươi vẽ tranh mới giành được.
Nói tới đây, hốc mắt bà lại đỏ lên.
Thiệu Vân gác bút lại, đi qua ôm lấy bả vai của mẫu thân:
A nương đừng buồn nữa, hôm nay là ngày tốt. Nếu cô mẫu ở trên trời có linh, trông thấy tiểu Hoàn sống tốt cũng sẽ rất vui mừng.
Thẩm Nghi Thu cũng khuyên ngủ:
Cữu mẫu đừng buồn nữa. Nhạc thị khịt mũi một cái:
Là cữu mẫu không tốt, hôm nay là ngày vui mà ta lại khóc sướt mướt như thế này.
Thiệu Vân trở lại bàn tre, cầm bút lên lần nữa:
Cũng may còn có a huynh đứng hạng chót, ta cũng không phải là kém nhất.
Nhạc thị không khỏi nín khóc, môi lại mỉm cười.
Thiệu Vân lại hỏi:
A huynh còn đang ở dưới bếp sao? Người bảo hắn gọt cho chúng ta một đĩa dưa hấu đi.
Nhạc thị vỗ lên đầu nàng một cái:
Muốn ăn thì tự mình đi mà gọt, suốt ngày sai khiến a huynh của ngươi, tới lúc xuất giá thì làm sao bây giờ? Tiểu lang quân nhà ai có thể chịu được bà cô lười như ngươi?
Thiệu Vân cười đùa hí hửng:
Chẳng phải cha vẫn vui vẻ chịu đựng sao. Nhạc thị lại muốn nổi giận lần nữa:
Đi đi. A huynh ngươi bị cha gọi tới đằng trước cùng Thái tử điện hạ b.ắ.n cung rồi.
Thiệu Vân "ai nha" một tiếng rồi ném bút xuống, kéo tay Thẩm Nghi Thu:
- Tiểu Hoàn, chúng ta đi xem một chút đi.
Thẩm Nghi Thu cũng có chút hiếu kì, liền nắm tay biểu tỷ đi ra tới ngoài viện. Nhạc thị hét lên ở phía sau:
- Đứng xa ra một chút, đừng để bị trúng tên.
Hai tỷ muội vừa bước ra khỏi cánh của nhỏ ở nội viện liền nghe "sưu" một tiếng, là tiếng của cung tên xuyên qua không khí. Một mũi tên xuyên qua cả khoảng sân và cắm sâu vào tâm của đống mũi tên. Họ quay sang nhìn người cầm cung, hoá ra là Uất Trì Việt.
Thiệu An và Thiệu Trạch không nhịn được mà tán thưởng một phen.