Cậu út đang quen một cô bạn gái, muốn cưới vợ, mà nhà gái đòi ba mươi nghìn tệ tiền sính lễ.
Mẹ tôi đồng ý cái rụp, không chút do dự, bảo vài hôm nữa xoay đủ tiền sẽ đưa.
Cậu út vui như mở cờ, phấn khởi rời đi.
Suốt hơn một năm qua, mẹ tôi đã giúp đỡ nhà ngoại không ít.
Thi thoảng lại mang về làng vài món hàng tốt:
Chiếc điện thoại di động đời mới nhất, áo da sành điệu, xe máy thì ngầu khỏi nói…
Nhưng tất cả những món đồ đó — chỉ có đúng mỗi một cái.
Dân làng khen mẹ tôi không ngớt lời, nói bà ngoại tôi có phúc sinh được cô con gái tài giỏi như thế.
Thế nhưng mẹ tôi biết rõ, trong lòng bà ngoại chẳng hề yên ổn.
Bởi vì bà ấy quá thiên vị.
Tất cả đồ tốt, bà đều dành cho cậu cả.
Còn cậu út thì không được gì, từ lâu đã ngấm ngầm bất mãn, sớm muộn gì cũng sinh ra oán giận.
Hai tháng trước, mẹ tôi mua cho bà ngoại một căn hộ ba phòng rộng rãi, giấy tờ đứng tên bà.
Ấy vậy mà gần đây, bà lại âm thầm chuẩn bị sang tên căn nhà đó cho cậu cả.
Ngay thời điểm này, chỉ cần thêm chút lửa, mọi mâu thuẫn sẽ bùng phát đến đỉnh điểm.
Quả nhiên, ba hôm sau, cậu út hớt hải chạy đến tìm mẹ tôi:
“Chị ơi, chị gom tiền đến đâu rồi? Nếu còn không đưa em, bạn gái em bỏ em thật đó!”
Mẹ tôi tỏ vẻ ngạc nhiên:
“Ơ, mẹ không đưa cho em à? Chị đã đưa mẹ một trăm nghìn tệ rồi mà.”
“Bà nói sẽ đưa cho em ba mươi nghìn, còn lại bảy mươi nghìn để mua xe cho anh cả.”
Nói đến đây, mẹ chợt dừng lại, nghẹn giọng, chậm rãi nói như đang nghĩ ngợi điều gì:
“Cái xe mới của anh cả… chị có nhìn qua, hình như trị giá tận một trăm nghìn. Không lẽ là…”
Mặt cậu út lập tức sa sầm, không nói không rằng quay người lao đi như tên bắn.
Chiều tối hôm đó, cảnh sát gọi điện cho mẹ tôi.
Khi hai mẹ con tôi đến nhà bà ngoại, cảnh tượng trước mắt khiến chúng tôi c.h.ế.t lặng.
Máu vương vãi đầy sàn.
Bà ngoại nằm bệt trên ghế sofa, thần trí mơ hồ, miệng còn run rẩy gọi không ra tiếng.
Hóa ra, cậu út sau khi trở về vào buổi chiều đã như phát điên.
Cậu út gào lên trách bà ngoại thiên vị — mọi thứ tốt đẹp đều dành cho cậu cả.
Không những căn nhà không có phần của cậu út, mà cả sính lễ để cưới vợ cũng bị đem mua xe cho cậu cả.
Không sợ thiếu, chỉ sợ bất công.
Từng chuyện, từng chuyện dồn nén lâu ngày, cuối cùng khiến cậu út mất hết lý trí.
Cậu út cầm d.a.o c.h.é.m cậu cả hơn chục nhát.
Cảnh sát kể rằng, lúc phát hiện ra, cổ cậu cả gần như chỉ còn dính lại bằng một lớp da mỏng…
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeydtruyen.com./trong-sinh-tro-ve-nam-sau-tuoi-toi-va-me-cung-quet-sach-nhung-ke-xau-xa/chuong-5.html.]
Giết người thì phải đền mạng.
Cậu út bị kết án tử hình, còn bà ngoại thì vì quá sốc mà đột quỵ, liệt nửa người.
Trong suốt quá trình đó, mẹ tôi lại vô cùng điềm tĩnh.
Sau khi xử lý xong xuôi mọi chuyện, bà mời về một người phụ nữ trong làng — chính là người xưa nay chẳng đội trời chung với bà ngoại — đến làm giúp việc.
“Chăm sóc bà già đó cho tốt vào, nhớ là… đừng để bà ta chết.”
Mẹ tôi lạnh nhạt buông một câu, rồi quay lưng rời đi, không ngoảnh lại.
Người giúp việc ấy, chắc chắn sẽ “chăm nom” bà ngoại rất tận tình.
Kiếp trước, chính bà ngoại đã giúp gã đàn ông tàn tật kia giam cầm mẹ tôi.
Khi mẹ tôi khóc lóc cầu xin, bà chỉ lạnh lùng nói:
“Có cơm có nước, còn muốn gì nữa?”
Vậy thì kiếp này, trong căn nhà nơi hai đứa con trai bà ta tương tàn, chính là nhà giam của bà ta.
Có ăn, có uống, lại thêm một người giúp việc ngày ngày chửi mắng, hành hạ.
Bà ta chắc là… hài lòng lắm nhỉ?
Kết cục như vậy, đúng là hoàn hảo.
Ngay khi nhà bà ngoại xảy ra chuyện, bố tôi lại tỏ ra vô cùng hả hê.
Ông ta cho rằng không còn bên nhà mẹ chống lưng, thì mẹ con tôi kiểu gì cũng phải quay về dựa dẫm vào ông.
Thế là ông ta suốt ngày lượn lờ, tìm đủ cách quấy rầy, bám riết không buông.
Hôm nay, mẹ đưa tôi tham dự một buổi tiệc lớn dành cho các công ty bất động sản trong thành phố.
Tôi mặc chiếc váy xinh xắn, ngoan ngoãn ăn bánh kem, trông vừa đáng yêu vừa lễ phép.
Nào ngờ, suýt nữa thì bị một người phụ nữ hấp tấp đ.â.m sầm vào.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Cô ta vội vã lao vào giữa đám đông, túm lấy một người đàn ông, hoảng loạn nói:
“Chồng ơi, Đại Bảo lại phát bệnh rồi, nguy lắm, bác sĩ đã đưa giấy báo nguy cấp rồi!”
Tôi nhìn kỹ — đúng là người quen.
Còn ai vào đây nữa — chính là bố tôi và Trương Quế Cầm!
Mặt bố tôi sầm lại, quát khẽ:
“Đây là chỗ nào mà cô dám làm loạn hả? Cút ngay cho tôi!”
Nói rồi ông ta túm lấy Trương Quế Cầm lôi đi như lôi một con ch.ó chết, định lôi cô ta ra ngoài.
Nhưng Trương Quế Cầm nhất quyết ôm chặt lấy chân bàn, nước mắt nước mũi tèm lem, gào lên:
“Đồ vô lương tâm! Con ốm nặng thế mà anh nỡ lòng bỏ mặc mẹ con tôi à?!”
“Các vị giám đốc làm ơn làm chứng giúp tôi, xin cho mẹ con tôi một lời công bằng!”
Thì ra, từ khi mới sinh ra, Đại Bảo – con trai của họ – đã có biểu hiện không bình thường.
Trương Quế Cầm đưa con đi chạy chữa khắp nơi, đốt sạch tiền mà bố tôi đưa.
Vài ngày trước, một bệnh viện lớn chẩn đoán chính thức: Đại Bảo mắc hội chứng Down, còn kèm theo động kinh và bệnh tim bẩm sinh.
Ban đầu, bố tôi và bà nội vẫn còn ôm chút hy vọng, nhưng khi biết bệnh này không thể chữa, lập tức có ý định vứt bỏ mẹ con Trương Quế Cầm.