Trường Môn Hảo Tế Yêu - Chương 171
Cập nhật lúc: 2025-02-10 19:27:57
Lượt xem: 26
100- Áo choàng gửi tình.
Ngụy Lễ sống gần bến tàu huyện Thạch Quan, người trong cả con phố đều biết rõ hắn, thân phận vô cùng minh bạch.
Phùng Vận đưa bức họa và tờ giấy trong tay cho Ngụy Lễ, kèm theo chút tiền bạc và vải vóc làm thù lao.
Ngụy Lễ nhận lấy rồi nói đầy tự tin:
“Nữ lang hãy chờ tin tốt từ ta.”
Hai người đã bàn bạc xong chuyện đưa đón. Phùng Vận cảm tạ Ngụy Lễ nhiều lần rồi cáo từ trở về thôn Hoa Khê, lập tức vùi đầu vào xưởng nông cụ.
Xưởng vừa khai trương không lâu, người đến làm đông thì việc cũng nhiều, lời bàn tán lại càng nhiều.
Một số người không được nhận vào làm việc trong xưởng thì ở sau lưng sinh ra đủ lời thị phi.
Thỉnh thoảng, A Lâu và Tiểu Mãn lại kể cho Phùng Vận nghe vài lời đồn thổi.
Nghe đến những lời khen ngợi, Phùng Vận cũng chẳng lộ vẻ vui mừng.
Nghe những chuyện khó chịu, nàng cũng chẳng nổi giận.
Thao Dang
Ban đầu, mọi người tưởng nữ lang dưỡng tính tốt, không muốn chấp nhặt với người khác. Thời gian trôi qua, họ mới nhận ra rằng nàng thật sự không để tâm.
Nàng bận rộn mỗi ngày.
Rất bận, bận đến mức chỉ lo làm việc của mình.
Khi thì đến thành An Độ xem chuyện kinh doanh của Ngọc Đường Xuân, khi thì đi quanh ruộng lúa trò chuyện với nông dân về vụ gieo trồng mùa thu, hướng dẫn cách quản lý “giang sơn” của mình. Có khi lại ở xưởng thảo luận kỹ thuật chế tác với thợ thủ công, hoặc ghé xem công trình xây dựng thôn học. Nàng nào có thời gian quan tâm đến mấy chuyện vặt vãnh kia?
Từ Tín Châu, mỗi ngày đều có tín sứ đi về An Độ.
Ngao Thất cũng gần như ngày nào cũng gửi thư đến, toàn là chuyện lặt vặt như ăn uống, mặc quần áo.
Có khi hắn kể chuyện một huynh đệ trực ban ngủ quên, bị phạt quân côn, hay sáng sớm nhìn thấy hai con hạc trắng quấn cổ nhau trong rừng cũng khiến hắn kinh ngạc.
Phùng Vận mở từng lá thư với đầy mong đợi, nhưng mỗi lần đều thất vọng.
Nàng viết thư bảo Ngao Thất:
“Chuyện vặt vãnh bớt viết, nói chuyện chính sự nhiều hơn.”
Ngao Thất đáp lại:
“Chính sự cữu cữu không cho viết. Vậy thì, nói ta nhớ các người nhiều thế nào, hỏi xem các người có nhớ ta không?”
Phùng Vận thấy buồn cười:
“A Tả và A Hữu nhớ ngươi, Diệp Sấm cũng nhớ ngươi, ngay cả Ngao Tử, cá trong ao sen, lươn trong bùn cũng nhớ ngươi. Điều quan trọng là, ngươi có viết thư về Trung Kinh hỏi phụ thân ngươi khi nào đến đón con không?”
Thư này gửi đi, Ngao Thất im lặng ba ngày liền không hồi âm.
Phùng Vận bắt đầu lo lắng.
Không hiểu vì sao, nàng có linh cảm rằng Tiêu Trình trong kiếp này trở nên gian trá và khó lường hơn. Có những chuyện đã đi chệch khỏi quỹ đạo ban đầu, nàng lo Bùi Quyết chiến bại trên chiến trường, lo Tiêu Trình và Phùng Doanh sau tân hôn sẽ quá đắc ý...
Thêm một ngày nữa không nhận được thư từ Tín Châu, Phùng Vận ngủ không yên giấc.
Sáng hôm sau, khi còn mơ màng, tiếng cười của nữ nhân vang lên trong sân.
Tiểu Mãn vén rèm bước vào, vẻ mặt hớn hở:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com./truong-mon-hao-te-yeu/chuong-171.html.]
“Nữ lang, Ứng nương tử mang áo choàng đến rồi.”
Hôm ấy, Phùng Vận đã hỏi chuyện tấm da hồ ly, Ứng Dung mới vội hoàn thành áo choàng và mang đến.
Vừa đến nơi, mấy cơ thiếp và nha hoàn đã ríu rít theo sau, muốn ngắm chiếc áo choàng mới của nữ lang.
Tay nghề của Ứng Dung đương nhiên không có gì phải bàn.
Nàng ta đã bỏ không ít tâm tư vào chiếc áo choàng này.
Lớp vải gấm dệt tinh xảo, lót trong bằng bông mềm mại, đúng kiểu dáng và màu sắc mà Phùng Vận yêu thích. Bộ da cáo được xử lý vô cùng khéo léo, lông bóng mượt, may viền quanh cổ áo choàng, vừa mềm mại vừa giữ ấm rất tốt.
Tiểu Mãn sợ người khác không biết, liền vênh váo khoe lớn:
“Da cáo này là Đại tướng quân săn được ở Giới Khâu Sơn. Cố ý sai Tả thị vệ đưa đến cho nữ lang.”
Những cơ thiếp xung quanh lộ vẻ ngưỡng mộ.
Ứng Dung cũng nói: “Trước đây ta từng may trang phục từ da cáo, nhưng chưa từng thấy bộ da nào tốt như thế này. Người l.ộ.t d.a chắc chắn đã dồn hết tâm huyết, đường d.a.o cũng tinh tế, cả tấm da không chút tổn hại nào…”
“Đại tướng quân quả thực có lòng với nữ lang.”
“Thêu thùa của Ứng cơ cũng rất khéo, mũi kim dày khít, hoa văn lại tinh xảo…”
Phùng Vận mỉm cười, mặc kệ họ trầm trồ, còn nàng chỉ ngồi một bên, nhấp chén trà nóng vừa đun trên lò nhỏ, tâm trí lại trôi về nơi xa xăm.
Có lẽ chính chiếc áo choàng lông cáo này khiến nàng xúc động nhớ về chuyện cũ.
Nàng chợt nhớ đến kiếp trước, bản thân cũng từng có một chiếc áo choàng như thế.
Nhưng không phải do Bùi Quyết săn được, mà năm đó, vào mùa đông, nàng vô tình nhìn thấy một bộ da cáo treo trên quang gánh của một thợ săn trong chợ, liền động lòng mua về, nhờ người may thành áo choàng.
Dưới sự kìm kẹp của Trần phu nhân, Phùng Vận hiếm khi có được những y phục quý giá như vậy.
Chiếc áo choàng được may rất đẹp, khoác lên người vừa quý phái vừa ấm áp, nàng vô cùng trân quý.
Hôm ấy, đúng lúc nàng đến kỳ nguyệt sự, mệt mỏi rã rời nằm dài trên tháp, chẳng thiết ăn uống, cũng chẳng còn tinh thần, vậy mà Thái hậu lại sai người triệu nàng vào cung.
Nàng cực kỳ chán ghét, không muốn đi, nhưng không thể không đi, đành khoác áo choàng đến Gia Phúc điện…
Lúc nàng đến, Gia Phúc điện đã rất náo nhiệt, không ít phu nhân, tiểu thư danh môn thế gia đang vây quanh Lý Tang Nhược cười nói. Có người nàng quen, có người lại không.
Phùng Vận không có ý kết giao với ai, chỉ muốn sớm ứng phó xong với Lý Thái hậu rồi về nghỉ ngơi.
Thế nhưng, trước mặt mọi người, Lý Tang Nhược lại tỏ ra hiền lương nhân đức, hỏi han nàng đủ điều, ân cần vô cùng, giữ nàng lại nói chuyện mãi không thôi.
Cho đến khi Cao Thái phi – sủng phi cũ của tiên hoàng – bất ngờ xông vào Gia Phúc điện.
Bà ta điên điên dại dại, nói năng lộn xộn, vừa thấy nàng liền lao tới túm chặt, gào lên rằng nàng đã đánh cắp y phục của bà ta. Giữa chốn đông người, bà ta điên cuồng giằng xé, lôi kéo, sống sượng giật phăng áo choàng của nàng.
Những thị nữ bên cạnh Lý Tang Nhược miệng thì la hét “giúp đỡ”, nhưng thực chất lại giữ c.h.ặ.t tay nàng, không cho nàng phản kháng…
Nếu không phải Đại Mãn và Tiểu Mãn nghe thấy tiếng nàng kêu cứu rồi xông vào, thì không chỉ áo choàng, mà ngay cả áo trong và váy nàng cũng khó giữ lại.
Cả điện toàn là những quý phụ, tiểu thư danh giá, vậy mà chẳng ai lên tiếng ngăn cản. Người thì khoanh tay đứng nhìn, kẻ thì xem náo nhiệt, không ai có ý định giúp đỡ nàng…
Tất cả bọn họ đều hiểu rõ, Lý Thái hậu không thích sủng cơ của Bùi đại tướng quân, chẳng ai dại dột vì Phùng Vận mà đắc tội nàng ta.
Hôm ấy, ngay trước mắt bao nhiêu người, nàng suýt chút nữa bị lột trần, nhục nhã ê chề.
Còn Đại Mãn và Tiểu Mãn, vì “chưa được truyền triệu mà tự tiện xông vào Gia Phúc điện”, nên bị Lý Tang Nhược phạt mỗi người ba mươi gậy.