Xuyên sách ta đầu tất mặt tối nghĩ cách làm giàu - Chương 577
Cập nhật lúc: 2024-11-22 16:01:45
Lượt xem: 6
Sau buổi thiết triều, An Khánh đế sai thái giám mời Tiền Tùng Minh và Yến Vương đến Cần Chính Điện thương nghị việc trừng trị những tội thần này.
Án Triệu Diệu tạo phản đã giao lại cho Đại Lý Tự, tư binh của Triệu Diệu tư binh có hơn sáu ngàn người, bọn họ không bị xử tử mà bị sung quân tới Tây Bắc khai hoang xây thành.
Thẩm tra từng người từng người một, tinh thần của Tiền Tùng Minh cũng khá hơn một chút, ông ấy đưa những tấu thư nhận tội cho An Khánh đế xem, An Khánh đế lật từng trang từng trang, lúc ông xem xong, cả Tiền Tùng Minh và Triệu Chân không dám nói một lời nào.
Đại khái là Triệu Diệu sẽ bị xử tử, trừ tội tạo phản ra, hắn ta còn cấu kết với quan viên ở Lĩnh Nam, Du Châu, nhận hối lộ dưỡng tư binh, số bạc đó đều là
mồ hôi nước mắt của bá tánh, bá tánh đã chịu rất nhiều thiệt thòi, nhưng Triệu Diệu thân là hoàng tử, Tiền Tùng Minh là thần tử, Triệu Chân là đệ đệ cho nên không tiện nói vào.
Mà những người đứng giữa móc nối như Tả Đô Ngự Sử Hàn Văn bách, Lại Bộ thượng thư đều phải tru di chín tộc.
Cũng có những người chỉ phạm phải những tội nhẹ, ví dụ như những quan viên
cấp thấp không có tầm nhìn xa nghĩ rằng mình đang kết giao với hoàng đế tương lai, Triệu Diệu thậm chí chẳng thèm mời chào bọn họ, càng đừng nghĩ tới
chuyện cho bọn họ theo sau, những người này cứ trực tiếp cắt chức, cũng không thể đuổi cùng g.i.ế.c tuyệt được.
Chỉ vì muốn mở một cánh cửa mà mất luôn chức quan khiến người ta không biết nên nói gì cho phải.
Cũng có người khiến người khác đau đầu, ví dụ như phủ Vĩnh Ninh hầu, Tiền Tùng Minh vẫn chưa biết An Khánh đế muốn xử lý bọn họ như thế nào.
Cả phủ Vĩnh Ninh hầu đều bị thẩm tra từng người từng người một, không moi ra được thứ gì từ Vĩnh Ninh hầu cả, suy cho cùng lần đầu tiên tư binh của Tần Vương tới cửa lôi kéo, phủ Vĩnh Ninh cũng chẳng thèm chào đón, có thể thấy được Vĩnh Ninh hầu cũng chẳng hiếm lạ gì.
Mà Cố Kiến Phong và nương tử Hàn thị đã thẳng thắn thú nhận, hơn nữa phụ thân của Hàn thị chính là Tả Đô Ngự Sử Hàn Văn Bách, xác thật có thư từ và nhân chứng chứng minh hai bên có tới lui qua lại, chức quan của Cố Kiến Phong cũng là do một tay Hàn Văn Bách cùng Lại Bộ thượng thư thúc đẩy, mà chức quan của Cố Kiến Hiên cũng là tác phẩm của Lại Bộ thượng thư.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com./xuyen-sach-ta-dau-tat-mat-toi-nghi-cach-lam-giau/chuong-577.html.]
Những điều này đều đã tra ra, nhưng quả thật không có chứng cứ xác thực chứng minh Vĩnh Ninh hầu có liên quan tới Tần Vương.
Không có thư từ, không có nhân chứng, quả thật không thể nào biết được.
Theo như những gì tra được trong lúc thẩm vấn, thời điểm Cố Kiến Phong tới Lại Bộ nhận chức là vào tháng giêng năm trước, mà Cố Kiến Sơn lúc đó còn chưa rời khỏi phủ Vĩnh Ninh hầu, Cố Kiến Phong cũng chẳng phải người tài giỏi, ý của Tần Vương là nhằm vào Tuý Ông chứ không phải nhằm vào rượu.
Chẳng qua sau này Cố Kiến Sơn vì muốn cưới người mình thương mà rời khỏi
Hầu phủ, Cố Kiến Phong lập tức trở thành người vô dụng, nước cờ lớn chỉ đành dừng ở đây.
Vĩnh Ninh hầu đã lớn tuổi, cũng chẳng có thực quyền, Cố Kiến Châu làm việc ở Công Bộ, chủ yếu là quản lý chuyện đê điều, thủy lợi, không liên quan tới mấy chuyện này.
Chỉ có một mình Cố Kiến Thủy ở Hộ Bộ, nhưng chức quan của hắn thấp bé nên chẳng làm được gì.
Hơn nữa lúc Cố Kiến Phong nhận tội, nói hắn đã nhận hối lộ, Đại Lý Tự đã cho người đến Cố gia điều tra, quả thật đã tìm được mấy món đồ vật hối lộ mà Cố Kiến Phong đã nói, lại chọn mấy nha hoàn và gã sai vặt tới thẩm tra, thật sự chứng minh Hàn thị đã từng mặc những bộ y phục đó, đeo những món trang sức đó, chứng cứ vô cùng xác thực.
Mà những viện khác trong phủ Vĩnh Ninh hầu cũng bị thẩm tra một lượt, nhưng không tra ra được thứ gì.
Tội của Cố Kiến Phong ấn theo luật pháp thì sẽ bị lưu đày, Hầu phủ bị thu hồi tước vị, mà mấy phòng khác đều bị bãi quan, đối với Ngự Triều mà nói, nhận
hối lộ là một việc vô cùng nghiêm trọng.
Nhưng nếu bị liên lụy như vậy thì không tránh khỏi có chút hà khắc, đặc biệt là lúc Vĩnh Ninh hầu còn trẻ đã lập được không ít công lao, thêm vào đó Hầu phủ còn có công trong chuyện quân lương ở Tây Bắc, giải quyết lũ lụt ở Điền Nam và hỗ trợ Điền Nam tái kiến thiết sau thiên tai.
Đặc biệt vẫn còn một Cố Kiến Sơn đang ở Tây Bắc.